Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hậu quả pháp lý đối với các trường hợp cấm kết hôn

Hậu quả pháp lý đối với các trường hợp cấm kết hôn

22/01/2022


HẬU QUẢ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về đăng ký kết hôn.

2. Các trường hợp cấm đăng ký kết hôn.

3. Hậu quả pháp lý đối với các trường hợp cấm kết hôn.

  Để xác lập quan hệ vợ chồng thì nam, nữ phải bảo đảm các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và không thuộc các trường hợp bị cấm đăng ký kết hôn. Vậy những trường hợp bị cấm đăng ký kết hôn là trường hợp nào và hậu quả pháp lý nếu kết hôn trái quy định pháp luật như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các điều nêu trên, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

 Ảnh minh họa về quy định đăng ký kết hôn

Ảnh minh họa về quy định đăng ký kết hôn

1. Quy định về đăng ký kết hôn

  • Việc kết hôn phải được đăng ký và được công nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và pháp luật về hộ tịch. Trường hợp nam, nữ kết hôn mà không thực hiện đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng.
  • Trường hợp vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại thì vẫn phải thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

 

Ảnh minh họa các trường hợp cấm đăng ký kết hôn

2. Các trường hợp cấm đăng ký kết hôn

  • Tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn của nam, nữ kết hôn với nhau, trong đó có quy định về việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, các trường hợp đó là:

(1) Nam, nữ kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc nam, nữ đăng ký kết hôn không phải để xây dựng gia đình mà lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; có mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, cư trú hoặc để đạt được mục đích khác. Nam, nữ có thể thỏa thuận về kết hôn giả tạo hoặc làm hợp đồng giữa họ.

(2)Tảo hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn

-Tảo hôn là khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn mà xác lập quan hệ vợ chồng với nhau. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tuổi đăng ký kết hôn đối với nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên; tuổi đăng ký kết hôn đối với nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

-Cản trở kết hôn là buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái ý muốn của họ hoặc thực hiện việc uy hiếp tinh thần, hành hạ, đe dọa, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản kết hôn đối với người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.

-Lừa dối kết hôn: Một bên hoặc người thứ ba cố ý thực hiện hành vi làm sai lệch dẫn đến việc đồng ý kết hôn.

- Cưỡng ép kết hôn: Thực hiện hành vi uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải, đe dọa hoặc hành vi khác với mục đích buộc người khác phải kết hôn trái ý muốn của họ.

(3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc sống chung với người khác như vợ chồng; Người chưa có vợ, chưa cho chồng mà kết hôn với người đang có chồng, đang có vợ hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Chung sống như vợ chồng là nam nữ nhau như vợ chồng và tổ chức cuộc sống chung với nhau.

(4) Kết hôn với người cùng dòng máu về trực hệ hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha chồng với con dâu, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa mẹ vợ với con rể, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa cha dượng với con riêng của vợ, kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa mẹ kế với con riêng của chồng

Người cùng dòng máu về trực hệ là người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Người có họ trong phạm vi ba đời là người có cùng nguồn gốc sinh ra gồm đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha cùng mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ; đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con cô, con cậu, con dì, con bác.

3. Hậu quả pháp lý đối với các trường hợp cấm kết hôn

  Nếu thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn thì tùy theo mức độ vi phạm và hành vi sẽ có hình thức xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp đã xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn vi phạm thì bị xử lý hình sự.

  • Xử lý vi phạm hành chính:

(1) Đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì:

Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng.

Đã có bản án, quyết định Toà án có hiệu lực pháp luật vẫn thực hiện hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

(2) Đối với hành vi vi phạm về kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì:

Hành vi yêu sách của cải trong kết hôn, cản trở kết hôn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hành vi chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng hoặc đang có vợ mặc dù là biết rõ nhưng vẫn thực hiện; hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Hành vi chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng hoặc đang có vợ mặc dù là biết rõ nhưng vẫn thực hiện bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hành vi kết hôn với người cùng dòng máu về trực hệ hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ; kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hành vi lợi dụng việc kết hôn không phải để xây dựng gia đình mà lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; có mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, cư trú hoặc để đạt được mục đích khác bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

  • Xử lý hình sự:

Xem thêm:

Những điều cần biết về chia tài sản sau khi ly hôn.
Những quy định cần biết về giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.

  • Trên đây là nội dung Hậu quả pháp lý đối với các trường hợp cấm kết hôn của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.