Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Do e ngại bởi số lượng F0 trong cộng đồng quá lớn, tôi không đi làm theo thông báo của công ty, sau đó công ty tôi có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, việc công ty tôi chấm dứt hợp đồng lao động có trái với quy định của pháp luật không?

Do e ngại bởi số lượng F0 trong cộng đồng quá lớn, tôi không đi làm theo thông báo của công ty, sau đó công ty tôi có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, việc công ty tôi chấm dứt hợp đồng lao động có trái với quy định của pháp luật không?

26/10/2021


Câu hõi:

  Quý 2, Qúy 3 năm 2021, tình dịch bệnh rất phức tạp xã hội vẫn còn đang giãn cách theo chỉ thị 16/CT-Ttg, nhưng có những công ty không cho nghỉ việc và nhân viên buộc phải đi làm nếu không làm sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, do e ngại bởi số lượng F0 trong cộng đồng quá lớn, tôi không đi làm theo thông báo của công ty, sau đó công ty tôi có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động  với tôi, việc công ty tôi chấm dứt hợp đồng lao động có trái với quy định của pháp luật không?

Trả lời:

  Tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 “người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên” thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) của người lao động (NLĐ).

  Do đó, NLĐ cần làm rõ việc không đi làm do giãn cách xã hội có phải là lý do chính đáng không? Nếu tại TP.HCM tại đây có tình hình giãn cách theo tinh thần của chỉ thị 16, có áp dụng biện pháp siết chặt hơn theo tinh thần chỉ thị 12-CT/TU để đảm bảo việc triệt để giãn cách thì TP. HCM chỉ có các trường hợp sau đây được hoạt động:

  • - Doanh nghiệp dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dụng điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu…
  • - Kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn…

  Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nguyên tắc “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Những trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh buộc phải tạm dừng do giãn cách xã hội thì tùy địa phương, mỗi địa phương sẽ có những chính sách khác nhau để phù hợp với tình hình dịch bệnh,.

  Nếu công ty của NLĐ thuộc các trường hợp phải tạm dừng hoạt động thì buộc phải tạm dừng hoạt động, trường hợp công ty buộc phải tạm dừng hoạt động mà vẫn ép nhân viên đi làm là vi phạm quy định giãn cách của Thành phố, công ty sẽ bị phạt 10.000.000 đồng -20.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP), NSDLĐ cố tình ép nhân viên đi làm, nếu nhân viên không đi làm thì chấm dứt HĐLĐ, thì hành vi chấm dứt HĐLĐ này là hành vi chấm dứt HĐLĐ trái luật bởi công ty buộc phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền đương nhiên NLĐ phải nghỉ làm không đến công ty đó là lý do hoàn toàn chính đáng, trường hợp này NSD LĐ không có cơ sở đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nếu hành động chấm dứt HĐLĐ xảy ra trong trường hợp này, NLĐ có thể làm đơn tố cáo đến phòng lao động cấp quận, Sở lao động và Thương binh xã hội, Liên đoàn lao động Thành phố để các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, bên cạnh đó thì NLĐ hoàn toàn có căn cứ để khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận có thẩm quyền để đời quyền và lợi ích chính đáng của mình.

  Trường hợp công ty được phép hoạt động trong thời gian giãn cách; đảm bảo các điều kiện ăn, ở, di chuyển, đảm bảo an toàn phòng dịch thì NLĐ đương nhiên phải tuân thủ HĐLĐ đã ký kết với công ty, nếu NLĐ không tuân thủ, không đến công ty làm việc theo yêu cầu mà không có lý do chính đáng, căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của BLLĐ 2019, việc tạm dựng hoạt động của các công ty đảm bảo giãn cách xã hội được hiểu là tạm dừng hoạt động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tại trụ sở, địa điểm kinh doanh thôi nha, nếu công ty vận hành online nhân viên ai ở nhà đấy  thì nhân viên vẫn làm việc bình thường không bắt buộc phải tạm dừng trường hợp này NLĐ phải tuân thủ theo HĐLĐ phải thực hiện công việc như đã thỏa thuận trong HĐLĐ chứ không có quyền từ chối mà không có lý do chính đang, nếu NSNLĐ chối thì NLĐ được quyền chấm dứt HĐLĐ.