Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Cần phải hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

Cần phải hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

18/07/2022


CẦN PHẢI HÒA GIẢI
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MẤY LẦN?

Cần phải hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

Hình 1. Cần phải hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

  • Theo quy định pháp luật hiện hành, hòa giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế và được xem là thủ tục tiền tố tụng để khởi kiện vụ án ra Tòa án. Việc không có văn bản hòa giải sẽ là một trong những căn cứ để trả lại hồ sơ, không thụ lý. Trong bài viết bên dưới, để giúp quý khách hàng, Luật Thịnh Trí sẽ giải đáp câu hỏi về hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần tới quý bạn đọc.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

2. Tại sao cần phải hòa giải tranh chấp đất đai?

3. Cần hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần mới đủ?

4. Hồ sơ yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã.

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

  • Theo quy định pháp luật hiện hành, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước nhằm giúp hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

2. Tại sao cần phải hòa giải tranh chấp đất đai?

  • Trong xu thế thế giới hiện nay, hòa giải, đối thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong xã hội. Bởi lẽ hòa giải mang đến một cách thức giải quyết thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông. Không chỉ thế, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  • Trong tranh chấp đất đai, việc hòa giải thành công giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử. Theo đó, kết quả hòa giải thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
  • Đối với ngành Tòa án nói riêng, việc đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, đối thoại là giải pháp căn cơ, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.

3. Cần hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần mới đủ?

  • Pháp luật hiện nay không có quy định giới hạn số lần hòa giải tranh chấp đất đai, hay nói cách khác là một vụ việc có thể được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện đến Tòa án hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh (tùy thẩm quyền).
  • Thực tế cho thấy, thông thường nếu các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần, nếu hòa giải không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp ở các cấp khác.
  • Hiện nay, quy định pháp luật chỉ đề cập về thời gian hòa giải tại Điều 202 Luật đất đai 2013. Cụ thể như sau:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”

  • Tóm lại, pháp luật không quy định về số lần hòa giải tranh chấp đất đai mà phụ thuộc vào quan điểm, ý chí của một bên cho đến khi có văn bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành để đi đến một lựa chọn khác nhằm kết thúc tranh chấp trên thực tế.

4. Hồ sơ yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã:

  • Hồ sơ yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tranh chấp đất đai về cơ bản gồm có:
  • Đơn yêu cầu hòa giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác (nếu có) như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bản sao: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục thửa đất; giấy tay mua bán, sang nhượng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy Chứng minh nhân dân của người yêu cầu…

 Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Hình 2. Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Tham khảo thêm bài viết:

Một số cách giải quyết tranh chấp đất đai bạn cần biết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí