Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

05/07/2022


CÁCH NỘP HỒ SƠ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN

Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai.

2. Thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa.

2.1 Thành phần hồ sơ khởi kiện.

2.2 Lưu ý về hồ sơ khởi kiện.

3. Thủ tục nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

  • Để giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, bước đầu tiên bạn phải chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện theo quy trình tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết? Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?

1. Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai:

  Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

  • Có thể hiểu rằng tranh chấp sẽ phát sinh khi các bên trong quan hệ đất đai có mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ liên quan. Pháp luật đất đai quy định nhiều rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
  • Tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở (thôn, xóm, làng);
  • Hòa giải tại UBND cấp xã (theo diện bắt buộc hoặc do các bên yêu cầu);
  • Giải quyết tại UBND các cấp theo yêu cầu của các bên;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.
  • Phương thức thông dụng và được nhiều người lựa chọn nhất là Tòa án. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thức nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án chuẩn nhất.

2. Thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa:

 Thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa

Thành phần hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa.

2.1 Thành phần hồ sơ khởi kiện:

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
  • Đơn khởi kiện - theo mẫu.
  • Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND cấp xã nơi có đất và có chữ ký của các bên trong quan hệ tranh chấp.
  • Một số loại giấy tờ nhân thân của người khởi kiện như: Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

2.2 Lưu ý về hồ sơ khởi kiện:

  • Đối với danh mục tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ. Đây là cơ sở quan trọng để xác định yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nếu không có Tòa án sẽ từ chối yêu cầu khởi kiện.

3. Thủ tục nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
  • Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp hồ sơ tại: Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi đang có đất đang tranh chấp nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình/cá nhân sử dụng đất với nhau.
  • Người khởi kiện có thể nộp đơn giải quyết tranh chấp đất đai bằng một trong các hình thức sau đây:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (phổ biến nhất);
  • Gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo đường bưu điện;
  • Gửi trực tuyến/online qua hình thức điện tử tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân (nếu có).
  • Bước 2: Nhận, xử lý hồ sơ và thụ lý giải quyết
  • Căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán sẽ xem xét đơn khởi kiện và hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai nguyên đơn đã nộp. Sau đó ra một trong các quyết định sau:
    • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện/hồ sơ khởi kiện;
    • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án tranh chấp đất đai theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn (hầu như tranh chấp đất đai được tiến hành theo thủ tục thông thường);
    • Chuyển hồ sơ khởi kiện cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
    • Trả lại hồ sơ khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thụ lý hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai Tòa án
  • Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận hồ sơ khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết, Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn.
    • Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tại cơ quan thi hành án - Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện.
    • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và gửi lại biên lai thu tiền cho Tòa án. Sau đó, Thẩm phán sẽ thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Lưu ý: Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Có thể bạn quan tâm về:
Cách tính án phí giải quyết tranh chấp đất đai.
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.

  • Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án. Nếu bạn còn vấn đề hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.