Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / 6 Điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay

6 Điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay

30/06/2022


6 ĐIỀU NÊN BIẾT TRƯỚC KHI
KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HIỆN NAY

6 Điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay

Hình 1. Luật Thịnh Trí - 6 Điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai hiện nay.

  • Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp có thủ tục khá phức tạp và có khả năng kéo dài cao. Hiện này có nhiều trường hợp người dân không thể tự mình viết đơn, hay thu thập chứng cứ, tranh tụng để có cơ sở thắng kiện. Bài viết này, Luật Thịnh Trí sẽ liệt kê 6 điều nên biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai, nhằm giúp người dân nắm được một số quy định cơ bản trong khởi kiện tranh chấp đất đai.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hiểu rõ bản chất của tranh chấp đất đai.

2. Phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) trước khi khởi kiện.

3. Hướng giải quyết tranh chấp đối với đất không có sổ đỏ.

4. Dự đoán, xem xét khả năng thắng kiện.

5. Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền.

6. Thời gian tiến hành giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

1. Hiểu rõ bản chất của tranh chấp đất đai:

  • Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và tại khoản 2 Điều 3 Nghị định quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp đất đai là một tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về hành vi lấn chiếm đất,… Những tranh chấp đất đai như về chuyển nhượng đất, tặng cho đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đai không phải tranh chấp đất đai.
  • Ý nghĩa của việc xác định tranh chấp nào được hiểu là tranh chấp đất đai: Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải trải qua khâu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp. Nói cách khác, khi tranh chấp đất đai xảy ra, không được tiến hành khởi kiện thẳng lên Tòa án mà phải trải qua khâu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu không sẽ bị Tòa trả lại đơn khởi kiện.

2. Phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) trước khi khởi kiện:

  • Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, khi tranh chấp đất đai xảy ra mà các bên tranh chấp không thể hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành việc hòa giải.
  • Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

 “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.

  • Đồng thời, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất, như: Tranh chấp về giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất, các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, hoặc vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… Những tranh chấp này không bắt buộc phải trải qua khâu hòa giải tại UBND cấp xã.
  • Như vậy, chỉ có tranh chấp ai là người được quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện lên Tòa án.

3. Hướng giải quyết tranh chấp đối với đất không có sổ đỏ:

  • Sau khi hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu mảnh đất hiện tại không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau đây:
  • Khởi kiện tại Tòa án.
  • Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết tranh chấp (tùy từng trường hợp).

4. Dự đoán, xem xét khả năng thắng kiện:

* Lý do phải dự đoán khả năng thắng kiện:

  • Khi xảy ra tranh chấp thì các bên đều có những căn cứ riêng và có mục đích để mình có thể thắng kiện. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện các bên phải xem xét khả năng thắng kiện của mình, vì lý do:
  • Người nộp đơn khởi kiện cho Tòa án mà thua kiện thì sẽ bị mất án phí, chưa kể những chi phí khác.
  • Thời gian khởi kiện thường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức.

* Căn cứ xem xét khả năng thắng kiện:

  • Căn cứ Điều 6 Bộ luật Tố Tụng dân sự năm 2015 quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp các chứng cứ có giá trị cho Tòa án, nhằm chứng minh có yêu cầu của mình là có căn cứ và có tính hợp pháp. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ, xác minh trong trường hợp pháp luật quy định.
  • Như vậy, có thể muốn phần trăm thắng có tỷ lệ cao thì phải có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.
  • Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.".

  • Qua đó, chứng cứ phải đầy đủ các thuộc tính sau đây:
  • Chứng cứ phải có tính khách quan (Chứng cứ phải có thật);
  • Chứng cứ phải có tính liên quan đến vụ án;
  • Chứng cứ phải có tính hợp pháp.
  • Như vậy, khi nào có chứng cứ thì mới có khả năng thắng kiện. Trong trường không thể tự mình thu thập chứng cứ, hoặc không biết được đâu có chứng cứ hợp pháp, bạn có thể liên hệ đến 1800 6365.

5. Nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền:

 Tư vấn thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp.

  • Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền Tòa án bao gồm: Thẩm quyền Tòa án theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
  • Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1, 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định trong đơn khởi kiện phải ghi rõ Tòa án nhân dân, tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất tranh chấp của các bên.
  • Đồng thời, sau khi đã hoàn thành xong đơn khởi kiện, người khởi kiện phải lựa chọn theo một trong ba hình thức sau:
  • Nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án (đây là hình thức phổ biến nhất);
  • Gửi đơn đến Tòa án qua đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi đơn trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân.

6. Thời gian tiến hành giải quyết vụ án tranh chấp đất đai:

  • Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn xét xử giai đoạn sơ thẩm như sau:
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tối đa là 06 tháng, cụ thể như sau:
  • Thời hạn để chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.
  • Đối với các vụ án có tính chất tương đối phức tạp hoặc do các sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể ra quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không được vượt quá 02 tháng.
  • Thời hạn để đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm tối đa không quá 02 tháng, kể từ ngày Tòa có quyết định đưa vụ án ra xét xử:
  • Trong thời hạn là 01 tháng, kể từ ngày Tòa có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tiến hành mở phiên tòa:
  • Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
  • Như vậy, kể từ ngày thụ lý đến giai đoạn mở phiên Tòa sơ thẩm là tối đa không quá 08 tháng, chưa kể khoảng thời gian đương sự hoãn hoặc tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời hạn xét xử theo quy định pháp luật, còn trên thực tế có thể kéo dài hơn.
  • Hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.
Có được hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng?

Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

  • Để biết thêm chi tiết về khởi kiện tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365