Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

20/07/2022


THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

 Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

1.1 Doanh nghiệp tư nhân là gì?

1.2 Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

  • Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại mô hình được thành lập bởi một cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan. Nếu bạn đang quan tâm đến loại hình này và muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì không nên bỏ qua bài viết này!

1. Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:

1.1 Doanh nghiệp tư nhân là gì?

  • Căn cứ tại Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là đơn vị tổ chức do một cá nhân làm chủ, vận hành hoạt động. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính bằng toàn bộ tài sản của mình liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để kêu gọi vốn. Mỗi người chỉ có quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân, và người đó không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh/thành viên công ty hợp danh.

Xem thêm:
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội.
Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

1.2 Điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân duy nhất đăng ký làm chủ;
  • Tên doanh nghiệp đăng ký không bị trùng/không gây nhầm lẫn với đơn vị khác trên phạm vi cả nước;
  • Trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không thuộc khu quy hoạch của địa phương hoặc chung cư không có chức năng kinh doanh;
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải đảm bảo thuộc hệ thống ngành nghề hợp pháp, không bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh;
  • Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân: đảm bảo phải đáp ứng mức vốn pháp định đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:

 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

  • Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp - mẫu Phụ lục I-1 tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/03/2021;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sao y chứng thực cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp (theo Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
  • Nếu thành lập doanh nghiệp xã hội thì cần đính kèm bản cam kết vì mục tiêu xã hội và môi trường;
  • Đối với các trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội thành Doanh nghiệp xã hội thì cần nộp thêm thêm quyết định cho phép chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền;
  • Nếu không phải chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì phải có thêm: Văn bản ủy quyền (không cần công chứng, chứng thực) và bản sao giấy tờ pháp lý của chủ thể được ủy quyền.

Có thể cần biết:
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng.
Thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
  • Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ thể ủy quyền nộp hồ sơ bằng một trong các phương thức:
  • Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở KH&ĐT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến, online qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia (địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
  • Bước 2: Giải quyết và xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra giấy tờ, xem xét giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp quá thời hạn mà không có kết quả được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết (theo khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
  • Bước 3: Nhận kết quả
  • Trong trường hợp thành phần hồ sơ hợp lệ và chủ sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu điện (khi đã uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị dịch vụ bưu chính công ích).
  • Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân nhìn chung không phải là thủ tục khó. Tuy nhiên, nếu chưa từng thực hiện bạn có thể sẽ phải sửa đi sửa lại điều chỉnh hồ sơ nhiều lần cho đến khi hợp lệ theo yêu cầu của pháp luật.
  • Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu có điều gì còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1800 6365 để chuyên viên kịp thời tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý.