Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quyền được xác định lại giới tính

Quyền được xác định lại giới tính

23/03/2022


QUYỀN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

Tư vấn quyền được xác định lại giới tính

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn quyền được xác định lại giới tính

  Quyền xác định lại giới tính là một vấn đề mà hiện nay nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía xã hội, đặc biệt là những người đã có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình một cách rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, quyền xác định giới tính vẫn đang là một quyền nhân thân khá mới mẻ của pháp luật Việt Nam, nên việc áp dụng nó trong thực tiễn còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu về quyền xác định giới tính trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính được hiểu là gì?

2. Vấn đề về quyền được xác định lại giới tính.

3. Điều kiện để có thể xác định lại giới tính.

4. Nguyên tắc của quyền xác định lại giới tính.

5. Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính.

6. Một số câu hỏi thường gặp.

Việc chuyển giới ở Thái Lan có được Việt Nam công nhận?

Pháp luật Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính được hiểu là gì?

  • Theo quan niệm truyền thống, không những là nước ta mà các nước trên thế giới đều nhìn nhận 2 giới tính đó là nam và nữ. Pháp luật Việt Nam và hầu hết pháp luật trên thế giới đều chỉ thừa nhận hai giới tính là nam và nữ. Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định, khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những biểu hiện bất thường tại bộ phận sinh dục của một người, biểu hiện này được hình thành ngay vừa mới sinh ra đời, biểu hiện của việc khuyết tật bẩm sinh giới tính là bộ phận sinh dục ở dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khuyết tật bẩm sinh giới tính.

2. Vấn đề về quyền được xác định lại giới tính

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 theo nhận định thì bộ luật này đã có những bước tiến mới khi lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật quy định một điều luật riêng biệt, về vấn đề quyền chuyển đổi giới tính. Căn cứ cụ thể tại điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Quy định trên nhằm cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng có trong quan hệ dân sự. Việc này giúp kịp thời tạo cơ chế pháp lý để thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người chuyển đổi giới tính. Trong đó, Bộ y tế là cơ quan được giao nhiệm việc trong việc nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi giới tính.  Mặc khác, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định “Nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính”.

3. Điều kiện để có thể xác định lại giới tính

  • Căn cứ tại Điều 36 BLDS năm 2015 quy định, các cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của bản thân là một quyền nhân thân của cá nhân, đây là việc có sự can thiệp y học của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nhằm xác định, làm rõ giới tính của người có yêu cầu, mục đích trả lại giới tính thực có cá nhân khi người này không may bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, hoặc chưa định hình chính xác về giới tính của bản thân.
  • Như vậy, điều kiện để cá nhân có thể xác định lại giới tính của mình là khi cá nhân đó rơi vào một trong hai trường hợp là: Bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, hoặc cá nhân chưa thể định hình chính xác về giới tính của bản thân, thì mới có quyền được yêu cầu xác định lại giới tính. Còn lại những người đã hoàn thiện về giới tính sẽ không được yêu cầu xác định giới tính, nói cách khác những người đã hoàn thiện về giới tính sẽ không được áp dụng quyền xác định lại giới tính.
  • Do đó, quyền xác định lại giới tính là một quyền nhân thân có điều kiện. Điều kiện của quyền này được thể hiện ở chỗ, một người chỉ có quyền yêu cầu được xác định lại giới tính của mình khi họ có những khuyết tật bẩm sinh về giới tính; hoặc chưa định hình chính xác về giới tính của mình. Cá nhân đáp ứng được một trong hai điều kiện trên thì mới có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định giới tính cho mình, thông qua các kỹ thuật y học.
  • Như vậy, việc xác định lại giới tính của một người không đồng nghĩa với việc được thay đổi giới tính một cách tùy tiện, mà việc thay đổi này chỉ được nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này sẽ hoàn toàn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.

4. Nguyên tắc của quyền xác định lại giới tính

 Tư vấn nguyên tắc của quyền xác định lại giới tính

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn nguyên tắc của quyền xác định lại giới tính

  • Thứ nhất, bảo đảm mỗi cá nhân đều được sống đúng với giới tính của mình.
  • Thứ hai, việc xác định lại giới tính của một cá nhân, phải được tiến hành dựa trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và việc xác định lại giới tính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Thứ ba, phải tuyệt đối giữ bí mật về thông tin cá nhân của người có yêu cầu xác định lại giới tính; trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu cung cấp hồ sơ nhằm mục đích phục vụ cho quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, tuy tố và xét xử liên quan đến vấn đề xác định giới tính của cá nhân đó.

5. Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính

  • Cá nhân sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác định lại giới tính của mình, có thể sẽ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ trong các trường hợp sau:
    • Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính sẽ được cải chính hộ tịch.
    • Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính có quyền thay đổi lại họ và tên của bản thân.
    • Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính được quyền xây dựng gia đình, có quyền nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
    • Cá nhân sau khi xác định lại giới tính sẽ dẫn đến việc thay đổi trong một số quyền và nghĩa vụ dân sự.
    • Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính sẽ vẫn được pháp luật đảm bảo về quyền thừa kế, quan hệ với con cái,…

6. Một số câu hỏi thường gặp

Việc chuyển giới ở Thái Lan có được Việt Nam công nhận?

  • Đối với những cá nhân đã quan Thái Lan để làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính, thì trong trường hợp này pháp luật Việt Nam công nhận giới tính mới của họ với đầy đủ các quyền nhân thân.

Pháp luật Việt Nam có cho phép chuyển giới không?

  • Tại xã hội hiện nay, mọi người đã có cái nhìn khác hơn về “giới tính thứ ba” hoặc người chuyển giới, dường như không còn có cái nhìn kỳ thị và thái độ đối với người chuyển giới. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận điều này và cụ thể hóa tại Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 về quyền xác định lại giới tính.

Tham khảo thêm:
15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

Trong bài viết này, Luật Thịnh Trí đã trình bày các quy định pháp luật về quyền xác định lại giới tính. Nếu quý khách hàng có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365