Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

11/03/2022


QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.

4. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

5. Mô tả tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

6. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

7. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

8. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (ảnh minh họa)

  Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thông qua bài viết này, Luật Thịnh Trí xin gửi đến quý khách hàng những quy định quan trọng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

1. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có các biện pháp sau:
  • Cầm giữ tài sản.
  • Cầm cố tài sản.
  • Thế chấp tài sản.
  • Ký quỹ.
  • Ký cược.
  • Đặt cọc.
  • Bảo lãnh.
  • Bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tín chấp.

2. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

  • Nghĩa vụ có thể được đảm bảo toàn bộ hoặc một phần theo như thỏa thuận của các bên hoặc theo như quy định của pháp luật; nếu như pháp luật không quy định và không có thỏa thuận khác về phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả tiền phạt, trả lãi và bồi thường thiệt hại.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ có điều kiện hoặc nghĩa vụ trong tuong lai hoặc nghĩa vụ hiện tại.
  • Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được đảm bảo là nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

  • Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai như sau:
  • Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba, hiệu lực của hợp đồng bảo đảm được quy định cụ thể tại Điều 22 và 23 Nghị định này có hiệu lực đối với toàn bộ nghĩa vụ trong tương lai.
  • Trong trường hợp nghĩa vụ trong tương lai được hình thành nhưng các bên lại thỏa với nhau để xác lập hợp đồng bảo đảm mới, biện pháp bảo đảm mới đối với nghĩa vụ này thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm đối với người thứ ba phát sinh theo biện pháp bảo đảm, hợp đồng bảo đảm được xác lập mới.
  • Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba, hiệu lực của hợp đồng bảo đảm không chấm dứt hoặc không thay đổi trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, phạm vi nghĩa vụ trong tương lai.

4. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Những tài sản dưới đây dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm:
  • Tài sản hình thành trong tương lai hoặc tài sản hiện có, trừ những trường hợp luật khác liên quan cấm chuyển nhượng, cấm mua bán hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập biện pháp bảo đảm, hợp đồng bảo đảm;
  • Tài sản bán có bảo lưu quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán tài sản;
  • Tài sản bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ.
  • Tài sản trong pháp luật liên quan có quy định tài sản đó thuộc sở hữu toàn dân.

 Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (ảnh minh họa)

5. Mô tả tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định và các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận của các bên phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
  • Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo như thỏa thuận của các bên phải thể hiện được căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.

6. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

  • Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho việc thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ, nếu như tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp luật pháp có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
  • Bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm khi một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ để bên nhận bảo đảm có thể biết về việc tài sản bảo đảm đó đang được dùng để bảo đảm thực hiện những nghĩa vụ khác. Ngoài ra, phải lập thành văn bản đối với mỗi lần bảo đảm.
  • Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì những nghĩa vụ khác mặc dù chưa đến hạn thì đều được xem là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm cho tài sản đó đều được tham gia để xử lý tài sản. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản sẽ có trách nhiệm xử lý tài sản đó.

7. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Trong các trường hợp sau đây sẽ thực hiện xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
    • Bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
    • Theo quy định của pháp luật hoặc do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn.
    • Những trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.

8. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Nội dung chủ yếu của văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm gồm:
    • Lý do của việc xử lý tài sản bảo đảm;
    • Tải sản bảo đảm nào sẽ bị xử lý;
    • Địa điểm, thời gian xử lý tài sản bảo đảm.
  • Phương thức đối với việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc dịch vụ bưu chính, ủy quyền, phương thức khác đến địa chỉ bảo đảm cung cấp.
  • Trong trường hợp bên bảo đảm đã thay đổi địa chỉ nhưng không thông báo địa chỉ mới cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm sẽ được xác định theo địa chỉ cũ mà bên bảo đảm đã cung cấp, theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm, theo hợp đồng bảo đảm.
  • Trong trường hợp một tài sản được giữ bởi người khác hoặc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì văn bản thông báo cần được gửi đồng thời cho các bên cùng nhận bảo đảm khác, cho bên bảo đảm và người giữ tài sản bảo đảm. Trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì còn có thể thực hiện thông báo bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nghĩa vụ bảo hành trong hợp đồng mua bán.
Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là nội dung Quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.