Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Mức phạt Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Mức phạt Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

21/08/2021


  •     Theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  •     Tình huống:
    • Vừa qua Cục thuế Thành phố A tiến hành kiểm tra chấp hành pháp luật thuế của Công ty Cổ phần B và kết luận: Công ty Cổ phần B kê khai sai thuế, vi phạm lập hoá đơn GTGT không đúng thời điểm ... Trên cơ sở đó Cục thuế Thành phố A ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối Công ty Cổ phần B, hình thức xử phạt là phạt tiền (có nêu số tiền cụ thể) về các hành vi nêu trên (do vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ; quy định tại Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ )
    • Cụ thể: Theo cơ quan thuế,
      • + Công ty Cổ phần B đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính kê khai thuế GTGT sai không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế. Hành vi này đã vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Mức phạt là 2,1 triệu đồng;
      • + Hành vi lập hoá đơn GTGT không đúng thời điểm quy định: hành vi này của Công ty Cổ phần B đã vi phạm quy định của pháp luật về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định tại Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn. Mức phạt 6 triệu đồng.
  •     Như vậy, Tổng số tiền phạt Công ty Cổ phần B phải nộp là 8,1 triệu đồng.
  •     Theo cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, Công ty Cổ phần B phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu quá thời hạn không chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.
  •     Từ tình huống nêu trên, Công ty Cổ phần B sau khi nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục thuế Thành phố A, có thể khiếu nại (trực tiếp hoặc gửi đơn) đến Cơ quan thuế hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt thuế (nêu trên) vì cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nêu trên là không đúng (về thẩm quyền, về thời hạn hoặc mức phạt) hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính yêu cầu xem xét tính hợp pháp, hợp lý của quyết định này.