Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hướng dẫn viết bản cam kết không có tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết bản cam kết không có tranh chấp đất đai

16/07/2022


HƯỚNG DẪN VIẾT BẢN CAM KẾT
KHÔNG CÓ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

  • Thông thường khi thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ, chuyển nhượng, sang tên người sử dụng đất phải có bản cam kết không có tranh chấp đất đai trong hồ sơ. Mẫu biên bản này giúp cho người sử dụng đất có thể thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, đảm bảo được tính tuân thủ pháp luật, tuân thủ điều kiện để chủ sử dụng đất thực hiện các quyền về đất là: đất không có tranh chấp.

Hướng dẫn viết bản cam kết không có tranh chấp đất đai

Hình 1. Hướng dẫn viết bản cam kết không có tranh chấp đất đai.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Bản cam kết không có tranh chấp đất đai là gì?

2. Nội dung mẫu bản cam kết không có tranh chấp đất đai.

3. Thủ tục xin xác minh đất không có tranh chấp.

4. Mẫu bản cam kết không có tranh chấp đất đai.

1. Bản cam kết không có tranh chấp đất đai là gì?

  • Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến các giao dịch về đất đai như làm sổ đỏ, sang tên, chuyển nhượng…. chủ sử dụng đất có thể phải có bản cam kết không có tranh chấp đất đai, nhằm chứng minh đất đai được mua bán, chuyển nhượng không bị tranh chấp hay vi phạm kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi có lô đất.
  • Như vậy, có thể hiểu bản cam kết không có tranh chấp đất đai là văn bản do cá nhân (người có quyền sử dụng thửa đất) gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan này xác nhận về tình trạng đất không có tranh chấp.
  • Bản cam kết này được lập ra nhằm mục đích cam kết những vấn đề về đất đai cũng như những nội dung về sở hữu ruộng đất để tránh những tranh chấp về sau. Nội dung trong bản cam kết bao gồm các thông tin về chủ sở hữu, địa chỉ vị trí mảnh đất cùng với diện tích đất sử dụng và những thời điểm được sử dụng tới thời điểm hiện tại.
  • Thực tế, bản cam kết không có tranh chấp đất đai không được quy định trong các văn bản pháp luật, tuy vậy khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ để sang tên đất, làm sổ đỏ, nhận thừa kế, các chủ sử dụng đất vẫn luôn cần phải bổ sung loại giấy tờ này vào hồ sơ.

2. Nội dung mẫu bản cam kết không có tranh chấp đất đai:

  • Về nội dung, bản cam kết không có tranh chấp đất đai sẽ nêu rõ người có quyền sử dụng mảnh đất là ai, địa chỉ ở đâu, vị trí của mảnh đất, diện tích sử dụng, thời điểm sử dụng và hiện tại cho đến thời điểm làm đơn thì không có tranh chấp với bất kỳ cá nhân nào. Cụ thể, giấy cam kết phải chứa các thông tin bắt buộc sau:
  • Thứ nhất, về Quốc hiệu, tiêu ngữ: Đây là nội dung bắt buộc trong các mẫu đơn xin xác nhận đất đai, Quốc hiệu, tiêu ngữ được ghi ở đầu và ở giữa trang của mỗi đơn.
  • Thứ hai, về tên của bản cam kết không có tranh chấp đất đai: Tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai được viết như sau: GIẤY CAM KẾT KHÔNG CÓ TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
  • Thứ ba, về thông tin nhân thân của người cam kết: Ở nội dung này cần ghi rõ nội dung họ và tên đầy đủ của người cam kết. Các thông tin khác bắt buộc phải có như: Số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại đối với người cam kết.
  • Thứ tư, về thông tin thửa đất và lý do xin cam kết, cụ thể:
  • Các thông tin này bao gồm như: diện tích đất, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất.
  • Trình bày cụ thể lý do: Cá nhân và tổ chức cần ghi đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro pháp lý sau này.
  • Lưu ý rằng: Theo quy định của pháp luật, bản cam kết không tranh chấp đất đai được coi là hợp pháp khi thể hiện được đầy đủ các thông tin nêu trên, đồng thời còn phải được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai.

3. Thủ tục xin xác minh đất không có tranh chấp:

  • Việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay các công việc liên quan đến đất đai khác đều yêu cầu cần phải có bản cam kết không tranh chấp tài sản. Mục đích của việc này là làm bằng chứng để chứng minh mảnh đất được mua bán, sang nhượng không có bất cứ tranh chấp hay vi phạm mục đích sử dụng đất của cơ quan chính quyền.
  • Thủ tục xin xác nhận được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau đó, hồ sơ sẽ được kiểm tra. Nếu không có bất kỳ sai sót nào thì người nộp hồ sơ sẽ được nhận giấy hẹn và đợi thẩm định từ cơ quan có thẩm quyền.

 Thủ tục xác minh không có tranh chấp đất đai

Hình 2. Thủ tục xác minh không có tranh chấp đất đai.

4. Mẫu bản cam kết không có tranh chấp đất đai:

Tham khảo thêm bài viết:

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.
Một số quy định về tranh chấp ranh giới đất đai.

Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Những vấn đề liên quan khi xin cấp giấy chứng nhận chủ “quyền nhà đất”.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về tranh chấp đất đai giữa cha mẹ và con cái. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: Luật Thịnh Trí