Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc

Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc

05/12/2021


HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

LY HÔN Ở HÀN QUỐC

Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc.

  Kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc ngày càng phổ biến. Điều này dẫn đến một hệ quả là các vụ việc ly hôn cũng tăng cao. Hãy cùng Luật Thịnh Trí tìm hiểu thủ tục ly hôn tại xứ sở kim chi này nhé!

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thủ tục thuận tình ly hôn ở Hàn Quốc.

1.1. Hồ sơ ly hôn.

1.2. Trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn.

1.3. Quy định về quyền nuôi con và chia tài sản.

2. Thủ tục đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc.

2.1. Khi nào được đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc?

2.2. Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc.

1. Thủ tục thuận tình ly hôn ở Hàn Quốc

  • Tương tự như pháp luật Việt Nam, ở Hàn Quốc, thủ tục ly hôn có thể được tiến hành theo sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng (ly hôn thuận tình) hoặc theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương).

1.1. Hồ sơ ly hôn

  • Ly hôn thuận tình theo pháp luật Hàn Quốc về bản chất cũng có những điểm tương đồng với chế định ly hôn thuận tình theo pháp luật Việt Nam. Theo Điều 834 BLDS Hàn Quốc, khi cả hai vợ chồng đều thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt tình cảm cũng như phân chia tài sản, chăm sóc con cái thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận cho ly hôn.
  • Hồ sơ thuận ly tình hôn tại Hàn Quốc bao gồm:
  • Đơn xin xác nhận ly hôn thuận tình theo mẫu có sẵn do Tòa án cung cấp với đầy đủ chữ ký của 2 vợ chồng;
  • Văn bản thỏa thuận hoặc phán quyết của Tòa án về quyền nuôi con. Văn bản này phải có nội dung chi tiết về người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng cho con, quyền thăm con của mỗi bên,...
  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn;
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Giấy CMND chồng/vợ là người Hàn Quốc
  • Thẻ đăng ký người nước ngoài nếu vợ/chồng là người nước ngoài kèm giấy chứng minh việc đăng ký của người nước ngoài (Giấy này được cấp tại văn phòng quản lý xuất nhập cảnh).

1.2. Trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn

  • Theo Điều 836 BLDS Hàn Quốc, trình tự thủ tục thuận tình ly hôn tại Hàn Quốc như sau:
  • Vợ chồng sẽ nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án. Hai bên chỉ cần ký giấy trên tòa, trường hợp có tranh chấp thì tòa sẽ yêu cầu nộp thêm chứng cứ liên quan hoặc mời người làm chứng ra đối chất.
  • Tòa án yêu cầu cả hai bên có mặt sau khi đã kết thúc quá trình điều tra, thu thập chứng cứ khi không còn gì bổ sung thêm.
  • Trường hợp có con, vấn đề quyền nuôi con, thăm con, chi phí cấp dưỡng, tiền bồi thường, do hai bên thỏa thuận với nhau sau đó trình lên để Tòa án giải quyết. Trường hợp cả hai bên vẫn không thống nhất về quyết định ly hôn hoặc quyền thăm con, nuôi chi phí cấp dưỡng và tiền bồi thường thì tòa sẽ đưa ra quyết định tạm thời.
  • Trong vòng 14 ngày để từ khi khi nhận được quyết định tạm thời, nếu 2 bên không có gì phản đối thì quyết định đó sẽ được xem như là bản tuyên án ly hôn.
  • Sau 14 ngày khi có quyết định cuối cùng của Tòa án, hai bên cần tiến hành xin cấp giấy xác nhận bản án.
  • Hai bên tiến hành đăng ký ly hôn tại Ủy ban phường/xã. Sau 7 ngày kể từ ngày đăng ký ly hôn giấy quan hệ hôn nhân sẽ có nội dung ly hôn được xác nhận.

1.3. Quy định về quyền nuôi con và chia tài sản

  • Về quyền nuôi con: Theo Điều 909 BLDS Hàn Quốc, quyền nuôi con được phán xét dựa trên khả năng các bên có thể đáp ứng được các điều kiện để cho con phát triển toàn diện. Phán xét sẽ dựa vào khả năng tài chính, điều kiện về thời gian, sức khỏe, tư cách đạo đức,…của mỗi bên. Thông thường, những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc khi muốn ly hôn rất khó giành quyền nuôi con do các nguyên nhân như không đủ khả năng tiếp xúc xã hội, không đủ điều kiện tài chính,…Quyền nuôi con cũng có thể được thỏa thuận giữa vợ và chồng.
  • Về vấn đề tài sản: Tương tự như pháp luật Việt Nam, theo Điều 830 và 839 BLDS Hàn Quốc thì khi ly hôn, tài sản riêng thuộc sở hữu của người đó và tài sản chung tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được chia đôi.

Tham khảo thêm bài viết: Những điều cần biết về việc ly hôn.

2. Thủ tục đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc

Tư vấn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc
Tư vấn thủ tục ly hôn ở Hàn Quốc.

2.1. Khi nào được đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc?

  • Theo Điều 840 BLDS Hàn Quốc thì một trong hai vợ/chồng có thể yêu cầu ly hôn lên Tòa án gia đình trong một trong các trường hợp sau:
  • Trường hợp đã có hành vi không chung thủy đối với vợ/chồng;
  • Trường hợp có ý đồ ruồng bỏ vợ/chồng;
  • Trường hợp bị đối xử bất công từ vợ/chồng hoặc người thân;
  • Trường hợp người thân của mình bị vợ/chồng đối xử bất công;
  • Trường hợp không xác định được sinh tử của vợ/chồng quá 03 năm;
  • Trường hợp có lý do nghiêm trọng khiến không thể tiếp tục hôn nhân nếu ko đáp ứng đủ 1 trong số điều kiện này thì rất khó để đc chấp nhận ly hôn.
  • Nếu như không có đủ bằng chứng để chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp kể trên thì sẽ không được đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc. Thông thường, các bên thường đưa ra nguyên nhân ly hôn là do bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, Tòa án Hàn Quốc sẽ không chấp nhận nguyên nhân này vì cho rằng đây là nguyên nhân không quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến mục đích hôn nhân của vợ chồng.

2.2. Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn ở Hàn Quốc

  • Bước 1: Nộp đơn đề nghị xét ly hôn lên tòa án gia đình.
  • Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị xét ly hôn của nguyên đơn (người vợ hoặc chồng), Tòa án sẽ liên với bị đơn (người chồng hoặc vợ) để thông báo về đề nghị ly hôn. Nếu Tòa án không liên lạc được với bị đơn sẽ yêu cầu nguyên đơn bổ sung thêm thông tin về địa chỉ chỗ ở hiện tại của bị đơn và những người thân cận của bị đơn.
  • Bước 3: Tòa án sẽ gửi thư triệu tập cả nguyên đơn và bị đơn tới Tòa án để tiến hành hòa giải.
  • Bước 4: Điều tra
    • Đối với trường hợp có con cái, cần giành quyền nuôi con, thăm con, trợ cấp nuôi dưỡng con cái thì tòa án sẽ tiến hành quy trình điều tra tình trạng sinh hoạt thực tế của gia đình nói chung, cũng như tình hình cá nhân của nguyên đơn và bị đơn nói riêng. Nghĩa là nhân viên điều tra sẽ đến nơi ở của nguyên đơn và bị đơn để điều tra thực tế nhằm kiểm tra ai là người có điều kiện nuôi con tốt hơn, ngày tháng điều tra sẽ do nhân viên điều tra quyết định.
    • Lịch gặp điều tra thực tế là 1 tháng 1 lần, có thể kéo dài nếu là vụ án ly hôn phức tạp. Sau khi hoàn tất thủ tục điều tra thực tế, nhân viên điều tra sẽ nộp báo cáo lên tòa án để ra phán quyết tạm thời.
  • Bước 5: Ra phán quyết tạm thời
  • Sau khi kết thúc quá trình điều tra, Tòa án sẽ yêu cầu cả hai bên có mặt để công bố về phán quyết tạm thời của tòa án và đưa ra ý kiến. Trong trường hợp cả hai bên không thống nhất được về quyền nuôi con, thăm con, trợ cấp nuôi dưỡng thì tòa án sẽ áp dụng phán quyết tạm thời.
  • Sau đó, tòa án sẽ gửi quyết định tạm thời cho 2 bên đương sự theo địa chỉ đã đăng ký. Trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định tạm thời của tòa án mà hai bên không có phản đối tòa án sẽ xem đó như bản án ly hôn.
  • Trong trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của tòa án thì có thể xin phúc thẩm và tiếp tục tranh cãi bằng cách kháng kiện.
  • Bước 6: Xác nhận ly hôn
  • Trong vòng 14 ngày kể từ ngày tòa án đưa ra quyết định cuối cùng, nguyên đơn nếu đồng ý với phán quyết của Tòa thì cần tiến hành xin giấy xác nhận ly hôn (nếu đã ủy nhiệm cho văn phòng luật sư thì đây là công việc của văn phòng luật).
  • Sau đó đến nơi đương sự đăng ký cư trú để hoàn thành thủ tục đăng ký ly hôn. Khi đi mang theo bản gốc phán quyết ly hôn và giấy xác nhận của tòa án. Thời gian làm việc khoảng 1 ngày.

Tham khảo thêm bài viết: Những vấn đề cần biết về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về thủ tục ly hôn tại Hàn Quốc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các hồ sơ, thủ tục ly hôn cũng như tranh chấp khác liên quan đến hôn nhân gia đình theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục thuận tình ly hôn.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Nhật Bản.
Hướng dẫn thủ tục ly hôn ở Úc.