Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Dịch Covid 19 có phải sự kiện bất khả kháng không

Dịch Covid 19 có phải sự kiện bất khả kháng không

30/03/2022


DỊCH COVID 19 CÓ PHẢI SỰ KIỆN
BẤT KHẢ KHÁNG KHÔNG

Dịch Covid 19 có phải sự kiện bất khả kháng không?

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Dịch Covid 19 có phải sự kiện bất khả kháng không?

  Trước tình hình diễn biến dịch bệnh Covid 19 phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức dùng lý do dịch bệnh không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Họ cho rằng dịch bênh Covid 19 là một sự kiện bất khả kháng để có thể phá vỡ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần phải tiến hành bồi thường bất kỳ một khoán chi phí nào. Vậy dịch Covid 19 có phải là một sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Sự kiện bất khả kháng là gì?

2. Covid-19 có phải là một sự kiện bất khả kháng?

1. Sự kiện bất khả kháng là gì?

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể tiến hành khắc phục nó, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.
  • Đồng thời, trở ngại khách quan được quy định là trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể lường trước được việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc người đó không thể lường trước được mình không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
  • Do đó, chúng ta có thể hiện, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan nếu sự kiện đó đáp ứng được các điều kiện sau đây:
  • Sự kiện xảy ra khách quan: Sự kiện này xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, như: thiên tai, động đất, dịch bệnh, sóng thần, chiến tranh,…
  • Không thể lường trước được: Là một sự kiện mà các bên tại thời điểm thực hiện thỏa thuận hoặc trong quá trình các bên thực hiện thỏa thuận, nhưng không lường trước được hậu quả có thể xảy ra.
  • Không thể khắc phục: Là một sự kiện mà mặc dù đã được áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép, tuy nhiên vẫn không thể khắc phục được hậu quả do sự kiện khách quan gây ra hoặc do sự kiện không thể lường trước được gây ra.
  • Do dó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng là một sự kiện phải thỏa mãn được cả 03 điều kiện trên. Đồng thời căn cứ vào Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, người có nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

2. Covid-19 có phải là một sự kiện bất khả kháng?

 

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn sự kiện bất khả kháng, miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại

  • Rõ ràng chúng ta đều biết, dịch bệnh bùng phát và lan rộng là một sự kiện khách quan, không ai có thể lường trước được. Tuy nhiên, để chứng minh dịch bệnh Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng hay không, thì cần dựa trên các yếu tố còn lại theo luật định là “không thể khắc phục” và “mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
  • Về điều kiện “không thể khắc phục được”: Rõ ràng chúng ta đều biết được tại thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và “hạ nhiệt” tại nhiều vùng, nhiều nơi vẫn còn thực hiện các biện pháp y tế và biện pháp cách ly những người bệnh khá nghiêm ngặt.
  • Do đó, sẽ có một số doanh nghiệp sẽ bị tác động do sự kiện dịch bệnh này, hầu hết các doanh nghiệp không thể khắc phục được sự kiện này, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Thực tế sự kiện dịch bệnh hiện nay vượt xa quá với khả năng khắc phục của một doanh nghiệp, nên có thể coi đây là một sự kiện bất khả kháng.
  • Có ý kiện có rằng: Sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn yếu tố hợp đồng là “không thực hiện được” và từ đó họ cho rằng: Việc xem dịch bệnh Covid 19 là một sự kiện bất khả kháng là việc không chính xác. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì không có bất cứ quy định nào về yếu tố “không thể thực hiện được” đối với sự kiện bất khả kháng. Mặc khác, hợp đồng vẫn có thể triển khai thực hiện trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra, tuy nhiên có thể sẽ thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ (vi phạm hợp đồng).
  • Ví dụ cụ thể: Dịch bệnh Covid-10 đã làm hạn chế một số khu vực bị cách ly hoặc tại các khu vực bị cách ly đã áp dụng quy định kiểm soát nghiêm ngặt khi hàng hàng được vận chuyển đến khu vực đó. Việc là làm cho những người giao hàng trễ hạn vì mất khá nhiều thời gian cho công việc kiểm tra sức khỏe, hoặc kiểm tra các mặt hàng thiết yếu,… tuy nhiên, cuối cùng hàng hóa vẫn tới được địa điểm giao. Trong trường hợp này, hợp đồng vẫn được thực hiện chứ không phải là không thực hiện, tuy nhiên, việc giao hàng trễ hạn được xem là sự kiện bất khả kháng và được miễn trừ trách nhiệm. Mặt khác, đối với các thực phẩm khô, thực phẩm đã qua chế biến thì mặt dù thời gian giao lâu hơn dự kiến nhưng các mặt hàng này vẫn còn nguyên vẹn; tuy nhiên, đối với các thực phẩm tươi, sống thì thời gian giao hàng lâu có thể khiến các thực phẩm này bị ôi thiu, hư hỏng, mặc dù đã được ướp lạnh trong xe nhưng vẫn không thể bảo quản được chất lượng hàng hóa. Trong trường hợp này không hoàn thành được nghĩa vụ trong hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng. Tất nhiên, như đã đề cập, bên vi phạm phải có trách nhiệm thông báo cho bên bị vi phạm để được hưởng miễn trừ trách nhiệm.
  • Trong trường hợp dịch Covid-19 có quyết định hạn chế, cấm đoán như việc: lưu thông, bốc hàng, dỡ hàng, xuất nhập khẩu,… do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì quyết định là được xem là một sự kiện miễn trừ trách nhiệm tại Luật thương mại năm 2005.
  • Cụ thể, điểm d khoản 1 điều 294 luật này quy định một trong các trường hợp miễn trừ là “Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
  • Như vậy, trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dịch bệnh, khiến cho doanh nghiệp không thể thực hiện được hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, thì doanh nghiệp sẽ được hưởng miễn trừ trách nhiệm theo sự kiện bất khả kháng và đồng thời được miễn trừ lý với lý do thực hiện đúng quyết định của nhà nước.
  • Tuy nhiên, nên lưu ý, trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh, các doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm, sự kiện bất khả kháng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tham khảo thêm:
Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong Bộ luật dân sự.
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

  • Trong bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày quan điểm đối với câu hỏi: Dịch Covid 19 có phải sự kiện bất khả kháng không? Hy vọng bài viết này có thể giải quyết được vướng mắc của quý độc giả.
  • Khuyến nghị, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách hàng có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365