Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / 07 điều người vợ cần biết trước khi ly hôn

07 điều người vợ cần biết trước khi ly hôn

04/12/2021


07 ĐIỀU NGƯỜI VỢ CẦN BIẾT
TRƯỚC KHI LY HÔN

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Người vợ có quyền đơn phương ly hôn khi chồng không đồng ý.

2. Người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn.

3. Quy định của pháp luật về quyền nuôi con.

4. Quyền và nghĩa vụ của người vợ khi không được trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

5. Khi ly hôn, vợ có thể yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho mình.

6. Nguyên tắc khi chia tài sản sau ly hôn.2

7. Người vợ được quyền lưu cư nếu khó khăn về chỗ ở.

07 điều người vợ cần biết trước khi ly hôn
07 điều người vợ cần biết trước khi ly hôn

 Trong cuộc sống hôn nhân thì người vợ đã phần là người yếu thế. Khi không còn thể chung sống với nhau thì người vợ có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người chồng. Sau đây là những điều cần biết đối với người vợ trước khi ly hôn.

1. Người vợ có quyền đơn phương ly hôn khi chồng không đồng ý

  • Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì có 02 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong đó:

  • Có thể thấy, khi cuộc sống hôn nhân không còn được như mong đợi, người vợ có thể đề nghị người chồng về việc ly hôn. Trường hợp người chồng không đồng ý thì người vợ vẫn có quyền ly hôn nếu có căn cứ về việc người chồng thực hiện những hành vi dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc dựa trên việc chồng có những hành vi bạo lực đối với gia đình dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng từ đó làm cho việc sống chung giữa vợ, chồng không thể kéo dài được nữa và mục đích hôn nhân không còn đạt được.
  • Hiện nay, trong cuộc sống hôn nhân thì người vợ đa phần là người yếu thế. Chính vì vậy mà quy định của pháp luật được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ.

2. Người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn

  • Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án được ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người chồng không được quyền ly hôn nhưng người vợ lại có quyền. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
  • Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
  • Từ quy định trên có thể thấy khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu tòa án để thực hiện việc ly hôn. Nhưng ngược lại, người vợ hoàn toàn có quyền ly hôn.

3. Quy định của pháp luật về quyền nuôi con

Quy định của pháp luật về quyền nuôi con

  • Đối với con chưa thành niên không có khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự và không có tài sản để tự nuôi mình thì người mẹ vẫn có quyền nuôi dưỡng, trông nom sau khi ly hôn.
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp người vợ không có quyền nuôi con:
  • Con không có mong muốn ở với mẹ trong trường hợp con đã đủ 07 tuổi.
  • Người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục con.
  • Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho con nhỏ thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

4. Quyền và nghĩa vụ của người vợ khi không được trực tiếp nuôi con sau ly hôn

  • Mặc dù người vợ thuộc những trường hợp không được quyền nuôi con theo quy định nêu trên thì vẫn có những quyền và nghĩa vụ như sau:
    • Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi là nghĩa vụ của cha mẹ.
    • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
    • Người vợ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Người vợ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con.

5. Khi ly hôn, vợ có thể yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho mình

  • Theo quy định tại Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu như người vợ khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng.
  • Mức cấp dưỡng do vợ, chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi người vợ có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng được nhận có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do vợ, chồng bên thỏa thuận; Tòa án sẽ giải quyết nếu vợ chồng không thỏa thuận được.

6. Nguyên tắc khi chia tài sản sau ly hôn

  • Tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn có thể được chia đôi theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu căn cứ vào các điều kiện sau:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức của vợ, chồng trong việc đóng góp, tạo lập và duy phát triển vào tài sản chung;

- Tạo để kiện để vợ, chồng tiếp tục lao động kiếm thu nhập đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp. Đây được xem là việc bảo vệ lợi ích chính đáng của vợ, chồng;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  • Như vậy, trong những trường hợp người vợ chỉ làm nội trợ trong gia đình thì vẫn được tính là lao động tạo ra thu nhập, tương đương với thu nhập của chồng đi làm.
  • Hiện vật chính là tài sản chung của vợ chồng trong việc chia tài sản, sẽ thực hiện chia theo giá trị nếu không chia được bằng hiện vật. Khi chia tài sản chung, nếu như có một bên nhận hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì bên đó phải thực hiện thanh toán đối với phần chênh lệch cho bên còn lại.
  • Ngoài ra, nếu tài sản riêng của người vợ chưa thực hiện việc nhập vào tài sản chung thì tài sản riêng đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người vợ.

7. Người vợ được quyền lưu cư nếu khó khăn về chỗ ở

  • Theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp người vợ có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư tại nhà ở nhà ở thuộc sở hữu riêng của chồng đã đưa vào sử dụng chung trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, nhà ở này vẫn thuộc hữu riêng của người chồng.

Xem thêm:
Những điều cần biết về việc ly hôn.
Những điều cần biết về trước và sau khi kết hôn.
Cách xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

Trên đây là nội dung 07 điều người vợ cần biết trước khi ly hôn Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.