Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Người gửi tiết kiệm có rút được tiền khi ngân hàng phá sản?

Người gửi tiết kiệm có rút được tiền khi ngân hàng phá sản?

30/03/2022


NGƯỜI GỬI TIẾT KIỆM CÓ RÚT ĐƯỢC TIỀN
KHI NGÂN HÀNG PHÁ SẢN?

Tư vấn các vấn đề khách hàng nên lưu ý khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các vấn đề khách hàng nên lưu ý khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

  Gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng được coi là một hình thức đầu tư an toàn, tiện lợi và được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy việc gửi tiền tại ngân hàng có phải một sự đầu tư an toàn tuyệt đối? Nếu ngân hàng phá sản, bạn có thể rút được tiền tiết kiệm hay không? Hãy cùng luật Thịnh Trí theo dõi bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Ngân hàng có nguy cơ bị phá sản hay không?

2. Người gửi tiết kiệm có rút được tiền, khi ngân hàng bị phá sản?

3. Người gửi tiền tiết kiệm phải làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mất tiền?

 

1. Ngân hàng có nguy cơ bị phá sản hay không?

  • Phá sản là việc doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản bởi Tòa án.
  • Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định, nước ta cho phép các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có quyền được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể được xem là phá sản khi ngân hàng đó bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
  • Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay chưa có ngân hàng nào rơi vào tình trạng phá sản. Bởi để một ngân hàng bị phá sản là một điều khá khó khăn. Khi có ngân hàng hoạt động kinh doanh không tốt, lập tức phía nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều phương án giải quyết và cứu vãn.
  • Căn cứ Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định, sau khi Ngân hàng nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng đó vẫn không khả quan, vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
  • Khi Tòa án đã nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng. Tòa án sẽ mở thủ tục để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, đồng thời áp dụng ngay các thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng đó theo quy định pháp luật phá sản.

2. Người gửi tiết kiệm có rút được tiền, khi ngân hàng bị phá sản?

  • Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản, thì người gửi tiền tiết kiệm có thể sẽ không rút được toàn bộ số tiền của mình đã gửi tại ngân hàng mà chỉ có thể nhận lại một khoản tiền do bảo hiểm đền bù.
  • Căn cứ theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2015 thì ngân hàng được nhận tiền gửi của cá nhân, tuy nhiên ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp ngân hàng chính sách.
  • Về hạn mức khi trả tiền bảo hiểm tiền gửi. Căn cứ theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, thì số tiền tối đa mà bảo hiểm sẽ trả lại cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo là 125 triệu đồng (bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi).
  • Theo đó ta thấy, nếu chẳng may ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản, thì người gửi tiền tiết kiệm sẽ được bảo hiểm chi trả lại tối đa là 125 triệu đồng.
  • Ví dụ cụ thể: Ông A gửi tiết kiệm tại ngân hàng B với số tiền là 3 tỷ đồng. Biết: ngân hàng B có tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, ngân hàng B đã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Lúc này, số tiền tối đa của ông A có thể nhận lại từ bảo hiểm là 125 triệu đồng.
  • Bên cạnh việc được nhận tiền bảo hiểm, người gửi tiền tiết kiệm có thể được nhận tiền đền bù từ hoặc động thanh lý tài sản tại ngân hàng bị phá sản.
  • Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Luật phá sản, thì tài sản còn lại tại ngân hàng khi được thanh lý sẽ ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng sau đây, bao gồm: Chi phí phá sản, các khoản nợ lương người lao động, trợ cấp thôi việc cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động. Sau đó mới đến lượt thanh toán các khoản tiền gửi của khách hàng.

3. Người gửi tiền tiết kiệm phải làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mất tiền?

 Tư vấn các lưu ý để người gửi tiết kiệm có thể giảm thiểu rủi ro bị mất tiền

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn các lưu ý để người gửi tiết kiệm có thể giảm thiểu rủi ro bị mất tiền

  Ngoài rủi ro ngân hàng có thể phá sản, thì có những rủi ro khác mà người gửi tiền tiết kiệm cần phải lưu ý để giảm rủi ro bị mất tiền:

  • Thứ nhất: Người gửi tiền tiết kiệm nên chọn các ngân hàng lớn và có độ uy tín cao
  • Hiện nay, tại Việt Nam chúng ta có thể kể đến 4 ngân hàng lớn nhất thuộc quyền sở hữu của nhà nước, hay ngân hàng có vốn đầu từ nhà nước như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank. Hoặc người gửi tiết kiệm có thể tham khảo các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín như: Techcombank, TP. Bank, Maritime Bank,…
  • Ta có thể thấy rằng, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước thường thấp hơn lãi suất của các ngân hàng tư nhân, với mức chênh lệch lãi suất từ 0-2%. Tuy nhiên, các ngân hàng thuộc nhà nước lại có độ tin cậy rất con, an toàn và uy tín nên đây là một ngân hàng luôn được bảo đảm khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm, đồng thời rủi ro ngân hàng phá sản ở mức thấp nhất.
  • Thứ hai: Khách hàng nên lựa chọn kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm thích hợp
  • Tại các ngân hàng hiện nay cung cấp khá nhiều các gói kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm linh hoạt, điều này giúp cho khách hàng có thể lựa chọn được kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của mình. Các kỳ hạn gửi ngắn từ 1 tháng cho đến 3 tháng, thậm chí cho nhiều ngân hàng có cả kỳ hạn 1 tuần, 3 tuần, hay các kỳ hạn dài hơn như 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng,…
  • Qua đó, người gửi tiền tiết kiệm có thể dựa vào nhu cầu, tình hình thực tế của mình để lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm. Nếu khách hàng thấy đủ tin tưởng ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn ngắn, nếu cảm thấy số tiền tiết kiệm không cần dùng đến và đã đủ tin tưởng ngân hàng thì lựa chọn kỳ hạn dài. Tuy nhiên, nếu khách hàng còn đang phân vân về tình hình kinh doanh của ngân hàng thì nên lựa chọn kỳ hạn ngắn để bảo đảm an toàn.
  • Thứ ba: Cần gửi số tiết kiệm cẩn thận và an toàn
  • Để giảm thiểu rủi ro mất tiền, người gửi tiền tiết kiệm sau khi đã hoàn thành xong việc gửi tiền phải nhớ mang sổ tiết kiệm về nhà hoặc khách hàng có thể tìm để dịch vụ tủ an toàn tại Ngân hàng để cất giữ sổ tiết kiệm, tuyệt đối không đưa sổ tiết kiệm cho bất kỳ ai giữ kể cả đưa cho nhân viên ngân hàng giữ hộ.

Tham khảo thêm:
Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế như thế nào?
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày quan điểm về câu hỏi: Ngân hàng bị phá sản, thì người gửi tiết kiệm có rút được tiền hay không? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến quý khách hàng.
  • Khuyến cáo, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Holine: 1800 6365