Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tìm hiểu nội dụng về “tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” tại Điều 239 BLHS năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Tìm hiểu nội dụng về “tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” tại Điều 239 BLHS năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

13/08/2021


TÌM HIỂU NỘI DỤNG VỀ “TỘI ĐƯA CHẤT THẢI VÀO LÃNH THỔ VIỆT NAM”

TẠI ĐIỀU 239 BLHS NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

Đối với cá nhân.

Đối với pháp nhân.

  • Tội phạm này xâm phạm chế độ bảo vệ môi trường của Nhà nước, cụ thể là xâm phạm vào việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, máy móc, hóa chất…có liên quan đến vấn đề môi trường.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là tất cả các thành phần, yếu tố tạo nên môi trường như: đất, nước, hệ sinh thái…
  • Chủ thể của tội phạm này là cá nhân và pháp nhân thương mại.
  • BLHS năm 2015 quy định gọn hơn theo hướng không đề cập đến thủ đoạn của người phạm tội mà chỉ cần quy định hành vi “người nào đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc chất thải nguy hại khác, chất thải khác”. Tùy theo từng mức định lượng cụ thể đối với các chất thải nguy hại, chất thải nguy hại khác, chất thải khác mà hành vi nêu trên thuộc khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều luật.
  • Ví dụ: Đưa vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; hoặc đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác thì hành vi sẽ thuộc khoản 1 Điều 239 BLHS 2015.

Tìm hiểu nội dụng về “tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” tại Điều 239 BLHS năm 2015  (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

  • Điều 239 BLHS 2015 quy định các khung hình phạt sau:

Đối với cá nhân:

  • Khung cơ bản: Người phạm tội vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều luật nói trên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung tăng nặng: TNHS được quy định nghiêm khắc dần tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng. Theo đó, nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật này, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 1 tỉ đồng đến 2 tỉ đồng, phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với các trường hợp sau: Có tổ chức; Đưa từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất thải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác; hoặc đưa từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác…
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Đưa 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác; Đưa 300.000 kilôgam trở lên chất thải khác.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân:

  • Phạt hành chính:Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm; nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Xem thêm:
Tui chu trách nhim hình s và ch th đặc bit ca ti phm.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?.

Chế định miễn trách nhiệm hình sự.
Án phí trong v án hình s.

  • Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.